Ngày 22/11, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh
tổ chức Hội thảo chuyển đổi số (CĐS) năm 2024. Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch
UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh chủ trì Hội thảo; dự Hội thảo có đại diện
lãnh đạo Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền
thông; Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trung tâm Thông tin du
lịch, Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các
chuyên gia, nhà quản lý, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp
bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.
Tại
Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các các chuyên gia đến từ các Bộ, ngành
Trung ương chia sẻ các thông tin, kiến thức, tri thức, kinh nghiệm về CĐS trong
nước và quốc tế. Các đại biểu đã trình bày 8 tham luận về các vấn đề: Định hướng
triển khai Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030, thúc đẩy triển khai thực
hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh tạo động lực đột
phá về CĐS tỉnh giai đoạn 2026-2030; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và
CĐS trong giáo dục đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030: Thúc
đẩy các nền tảng số phục vụ du lịch, CĐS trong lĩnh vực du lịch tạo động lực đột
phá và CĐS tỉnh giai đoạn 2026-2030; Thúc đẩy CĐS để doanh nghiệp, hợp tác xã
nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất tạo động lực đột phá về CĐS tỉnh
giai đoạn 2026-2030; Đẩy mạnh rà soát, khắc phục, xử lý nguy cơ đe dọa an ninh
mạng, sự cố an ninh mạng, điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, phần mềm độc hại cho các hệ
thống thông tin trên địa bàn tỉnh; giải pháp tăng cường quản lý, sử dụng hóa
đơn điện tử góp phần đẩy mạnh công tác CĐS trên địa bàn tỉnh; Phát triển hạ tầng
viễn thông để xóa vùng lõm sóng di động phục vụ quá trình CĐS của tỉnh; Đảm bảo
an toàn thông tin trong kết nối chia sẻ dữ liệu phục vụ CĐS, phát triển số,
kinh tế số, xã hội số tạo động lực đột phá về CĐS tỉnh giai đoạn 2026-2030.

Toàn cảnh Hội thảo
Hội
thảo sẽ giúp cho các đại biểu có cách nhìn mới, cách tiếp cận mới và đúng về
chuyển đổi số, từ đó chủ động, lựa chọn các giải pháp phù hợp với ngành, lĩnh vực,
địa phương mình để chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch chuyển đổi số đối với
ngành, lĩnh vực, địa phương mình quản lý. Đồng thời, giúp các cơ quan Nhà nước
và doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ, giải pháp sử dụng nền tảng số để chuyển đổi
số cho các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp.
Đ/c Hoàng Xuân Ánh - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo
Phát
biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh, Trưởng Ban chỉ đạo
CĐS tỉnh nhấn mạnh: Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp,
sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của toàn dân, cộng
đồng doanh nghiệp, thời gian qua, CĐS tại tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Kiến trúc nền tảng của chính quyền điện tử, chính quyền số Cao Bằng dần được
hình thành. Các hệ thống thông tin trọng yếu, dùng chung được triển khai đồng bộ,
kết nối liên thông 04 cấp. Tích cực thực hiện liên thông, kết nối, chia sẻ và
khai thác dữ liệu, nhất là kết nối, liên thông dữ liệu giữa Hệ thống thông tin
giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục
vụ triển khai Đề án 06. Cao Bằng được đánh giá là một trong các tỉnh thực hiện
tốt công tác làm sạch dữ liệu dân cư, đảm bảo “đúng - đủ - sạch - sống”. Chất
lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh
ngày càng được nâng cao. Trong 10 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của
tỉnh đạt 74,9%. Kinh tế số, xã hội số có sự phát triển, chuyển dịch, Internet
cáp quang tốc độ cao đã phủ đến 100% trung tâm xã, phường, thị trấn; 100% doanh
nghiệp, Hợp tác xã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử; gần 89% dân số toàn tỉnh có
điện thoại thông minh; 98% dân số có sổ sức khỏe điện tử. Nhiều bệnh viện, trường
học, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Các tiện ích của Đề án 06 được đẩy mạnh ứng dụng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội. Vừa qua, Tỉnh đã tổ chức công bố, triển khai Nền tảng Công dân số Cao
Bằng. Tạo kênh kết nối, tương tác giữa người dân và chính quyền thông qua ứng dụng
trên thiết bị di động. hướng tới phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ
công trực tuyến gắn với người dân, doanh nghiệp.

Tiến sỹ Phạm Quý Dương, Viện chiến lược Thông tin và Truyền thông - Bộ TTTT chia sẻ chuyên đề tại Hội thảo
Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai chuyển đổi số trên
địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Chỉ số chuyển đổi số của tỉnh
Cao Bằng vẫn ở nhóm các tỉnh có thứ hạng thấp của cả nước. Hạ tầng số còn yếu,
chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ. Một số cơ quan, đơn vị thiếu cơ sở vật chất
phục vụ triển khai chuyển đổi số, nhất là trang thiết bị công nghệ thông tin tại
Bộ phận Một cửa các cấp. Còn 169 xóm, khu dân cư “trắng sóng”, “lõm sóng” di động.
Nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số ở một số cơ quan, đơn vị chưa đồng
đều. Ngân sách địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm
vụ về chuyển đổi số. Thiếu nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số, đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp
số.
Đồng
chí Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh đề nghị, thời gian tới các cơ quan, địa
phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về vai
trò, ý nghĩa, lợi ích của chuyển đổi số; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch,
lộ trình có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, hiệu quả phù hợp với nguồn lực của
địa phương và nhu cầu thực tiễn của xã hội... Trong quá trình thực hiện,
các đơn vị, địa phương cần quán triệt quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm
trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực cho chuyển đổi số; cung cấp dịch vụ
chất lượng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp; bảo đảm người dân, doanh nghiệp
được thụ hưởng kết quả, hiệu quả từ các hoạt động chuyển đổi số...
Đ/c Nông Thị Thanh Huyền - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu bế mạc Hội thảo
Phát
biểu bế mạc Hội thảo, đồng chí Nông Thị Thanh Huyền – Giám đốc Sở Thông tin và
Truyền thông đánh giá, những tham luận tại hội thảo đều vô cùng thiết thực và hữu
ích đối với tỉnh, chính quyền các cấp, người dân và doanh nghiệp trong quá
trình chuyển đổi số. Giúp các cơ quan, đơn vị hiểu biết hơn về Chiến lược dữ liệu,
Chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, Du lịch; lợi ích Chuyển
đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã; các nguy cơ, sự cần thiết phải đảm bảo
an ninh mạng các hệ thống thông tin, an toàn thông tin trong kết nối chia sẻ dữ
liệu; giải pháp phát triển hạ viễn thông xóa vùng lõm sóng trên địa bàn tỉnh phục
vụ quá trình chuyển đổi số. Thay mặt cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh đồng chí đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa
phương phối hợp, triển khai quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số đã
đề ra và đưa ra những giải pháp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại tỉnh
Cao Bằng./.