Sở Thông tin và Truyền thông Cao Bằng tham dự Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ I
Trong hai ngày 13-14/9/2023, tại
thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Bộ Thông tin và
Truyền thông (TT&TT), Ban Kinh tế Trung ương và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nam Định
đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần
thứ I với chủ đề “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”. Tham
dự Diễn đàn có ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế
Trung ương; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ
TT&TT, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số; ông Phạm Gia Túc, Ủy
viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Nam Định. Dự Diễn đàn còn có đại diện lãnh
đạo các Bộ, ngành, 63 tỉnh thành, đại diện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực
thông tin, truyền thông, Tỉnh Cao Bằng
do ông Hoàng Ngọc Sơn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông làm trưởng đoàn tham dự Diễn đàn.
Diễn
đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số bao gồm Phiên cấp caovà 03 Phiên
Hội thảo chuyên đề song song: Phát triển đổi mới sáng tạo trở thành động lực
xây dựng nền kinh tế số; Phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành công
nghiệp nền tảng lan tỏa thúc đẩy kinh tế số, xã hội số toàn dân, toàn diện; Dữ
liệu và trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số. Trong
khuôn khổ Diễn đàn còn có triển lãm về các ứng dụng công nghệ cho phát triển
kinh tế số với sự tham gia của các nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin
hàng đầu hiện nay như Viettel, VNPT, Misa, MobiFone, FPT, Shopee, VNPay, Rạng
Đông...
Toàn cảnh Diễn đàn
Phát biểu khai
mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng BộThông tin và Truyền thông nhấn
mạnh: phát triển kinh tế số, xã hội số là trọng tâm chiến lược của Việt Nam đã
được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
và Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị; Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội sốđến năm 2025, định hướng
đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ với những mục tiêu cụ thể là: Tỷ trọng
kinh tế số cần đạt 20% GDP vào năm 2025 và đến năm 2030 đạt 30% GDP; tỷ trọng
kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực năm 2025 đạt tối thiểu 10% và đến năm
2030 đạt tối thiểu 20%; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt
80% vào năm 2025, đạt 95% vào năm 2030; đến năm 2025 tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở
lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác
đạt 80% và trên 95% vào năm 2030...
Ông Hoàng Ngọc Sơn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cùng
thành viên Đoàn tham dự Diễn diễn đàn
Trong khuôn khổ Diễn đàn đã đưa
ra 10 chương trình hành động, cụ thể:
1-Thúc
đẩy tỷ lệ người dân sử dụng, hướng tới phổ cập smartphone tại các địa phương
trên cả nước theo hướng trước mắt mỗi hộ gia đình có 1 smartphone; hoàn thành hỗ
trợ smartphone cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo qua Quỹ Dịch vụ viễn thông công
ích Việt Nam và đi đôi với đó là phổ cập cáp quang đến từng hộ gia đình. Thời
gian hoàn thành là tháng 12/2024.
2-
Phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số dùng chung quốc gia, tập trung
vào các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như sản xuất chế biến, nông nghiệp, du lịch,
logistics và dệt may. Bộ TT&TT và các Bộ, ngành, cơ quan chủ quản trong từng
lĩnh vực, doanh nghiệp nòng cốt phát triển các nền tảng và các địa phương thúc
đẩy sử dụng. Lộ trình thực hiện trong quý IV/2023, Bộ TT&TT cùng các Bộ,
ngành sẽ công bố nền tảng số quốc gia xuất sắc trong từng ngành, lĩnh vực và
năm 2024 các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai sử dụng.
3-
Xây dựng và triển khai miễn phí nền tảng bồi dưỡng kỹ năng số với những khóa học
kỹ năng cơ bản cho người dân, đặc biệt là phổ cập trí tuệ nhân tạo (AI) để sáng
tạo nội dung.
4-
Triển khai 3 dự án điểm quốc gia về ứng dụng AI, cụ thể là xây dựng mô hình
ngôn ngữ lớn tiếng Việt và xây dựng trợ lý ảo để hỗ trợ công chức, viên chức khối
hành pháp; trợ lý ảo tránh chồng chéo văn bản quy phạm pháp luật cho các cán bộ
lập pháp và đặc biệt là trợ lý ảo về pháp lý phục vụ người dân.
5-Tiếp
tục hướng dẫn, phổ biến triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng, đồng bộ trong cả
nước để tổ này hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ số.
6-
Chuyển đổi số, đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường mạng đi
đôi với đảm bảo an toàn thông tin. Mục tiêu là bảo đảm an toàn thông tin mạng
cho tối thiểu 70% thuê bao kết nối Internet được truy cập an toàn.
7-
Phát triển và phổ cập chữ ký số cho người dân, phấn đấu hoàn thành phổ cập chữ
ký số cho người dân vào năm 2025.
8-
Đo lường và định kỳ hàng quý công bố tỷ trọng kinh tế số trong GDP và đặc biệt
là quý IV/2023, ra mắt bộ công cụ đo lường kinh tế số, cho phép các địa phương
sử dụng để đo lường kinh tế ICT của tỉnh mình theo từng quý.
9-
Nhanh chóng xây dựng và trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định hướng dẫn thực hiện
Luật Giao dịch điện tử trước quý II/2024 để có hiệu lực đồng bộ với hiệu lực của
Luật.
10-
Bộ TT&TT chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển
khai phát triển kinh tế số và xã hội số trong phạm vi địa phương; đồng thời
trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động phát triển kinh tế số và xã hội số
để hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược quốc gia đến năm 2025./.